Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2010

Lịch tiêm chủng dành cho người lớn

Lịch tiêm chủng đề nghị dành cho người lớn

xếp theo loại vaccine và nhómImage tuổi


Image

-TIV : Trivalent inactivated influenza vaccine

-LAIV : Live, attenuated influenza vaccine

-PPSV : Pneumococcal polysaccharide vaccine

Image

Một số khuyến nghị về việc tiêm chủng người lớn năm 2009

Tiêm phòng bạch hầu,ho gà, uốn ván(Td /Tdap)

Đối với người lớn từ 19 đến 64 tuổi, nếu trước đó đã chưa được tiêm Tdap, nên thay thế bằng một liều duy nhất Td và tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.

Tiêm phòng HPV

Ðề nghị áp dụng cho giới nữ tuổi từ 9 đến 26, bất kể có hoạt động tình dục hay chưa hoặc các bằng chứng lâm sàng của nhiễm trùng HPV trước đó.

• Tiêm phòng varicella

Nên được áp dụng cho tất cả mọi người lớn thiếu bằng chứng về miễn dịch, trừ các trường hợp chống chỉ định. Tiêm 2 liều duy nhất vaccine varicella hay bổ sung thêm 1 liều nếu họ đã chỉ được tiêm 1 liều trước đó.Đối với phụ nữ mang thai mà không có bằng chứng về miễn dịch varicella sẽ được tiêm 2 liều vaccine cách nhau 4-8 tuần.

• Tiêm phòng Herpes zoster (liều duy nhất)

Được khuyến cáo dành cho người 60 tuổi trở lên, không kể tiền sử đã bị nhiễm Herpes zoster hay chưa, trừ những chống chỉ định đặc biệt.

Tiêm phòng Sởi, Quai bị, Rubella (MMR)

Nếu không có chống chỉ định nào về y khoa, MMR được khuyến cáo nên tiêm cho những người lớn sinh sau năm 1957, những người mà trong thời gian gần đây có tiếp xúc với sởi cũng như cho những người làm việc trong các cơ sở giáo dục, y tế, hoặc những người có kế hoạch đi du lịch quốc tế. Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cần phải được đánh giá tình trạng miễn dịch đối với Rubella để được sử dụng vaccine.

• Tiêm phòng cúm

Hằng năm cho tât cả mọi lứa tuổi chưa có bằng chứng miễn nhiễm, không có chống chỉ định bệnh lý nào.

• Tiêm phòng phế cầu khuẩn (PPSV)

- Nên áp dụng cho những người có bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạch, bệnh gan, bệnh tiểu đường; nghiện rượu; bệnh thận mãn tính; cắt lách hay khiếm khuyết chức năng lá lách; rối loạn miễn dịch, kể cả các trường hợp nhiễm HIV.

- Một số chỉ định khác cho PPSV: điều dưỡng chăm sóc người bệnh tại gia, người hút thuốc lá, bệnh suyễn. Tiêm PPSV nhắc lại sau 5 năm.

• Tiêm phòng viêm gan siêu vi A

- Chỉ định cho người có bệnh gan mãn tính, những người có quan hệ tình dục, người sử dụng ma túy, nhân viên phòng xét nghiệm, người đi du lịch hoặc làm việc tại các nước có dịch viêm gan A. Có thể tiêm 2 liều cách nhau 6 đến 12 tháng (Havrix – Glaxo Smith Kline) hoặc cách nhau 6 đến 18 tháng (Vaqta - Merck).

- Vaccine kết hợp viêm gan A và viêm gan B (Twinrix – Glaxo Smith Kline) có thể tiêm 3 liều:

(0, 1, và 6 tháng) hoặc tiêm 4 liều vào các ngày 0, 7, và 21 đến 30, theo sau là một liều vaccine tăng cường vào tháng 12.

• Tiêm phòng viêm gan siêu vi B

Chỉ định cho người có bệnh thận giai đoạn cuối, nhiễm HIV, bệnh gan mãn tính; cho các nhân viên y tế công cộng và người tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch cơ thể có khả năng lây nhiễm; những người đang được tầm soát hoặc điều trị bệnh lây qua đường tình dục; người có tiền sử sử dụng ma túy và cho những người có quan hệ tình dục bình thường hay đồng giới…

• Tiêm phòng não mô cầu (Meningococci)

Nên được áp dụng cho người lớn bị khiếm khuyết chức năng lá lách (đã bị cắt lách hay lá lách không còn hoạt động), học sinh sống năm đầu tiên ở ký túc xá các trường học, nhân viên phòng xét nghiệm vi trùng, quân nhân mới tuyển mộ và những người ở trong vùng đang có dịch.

Tiêm nhắc lại sau mỗi 5 năm.

• Tiêm phòng Haemophilus influenzae B

Thông thường không được đề nghị áp dụng cho những người trên 5 tuổi nhưng có thể được xem xét dùng cho những người có bệnh hồng cầu hình liềm (sickle cell), bệnh bạch cầu (leukemia), nhiễm HIV, hoặc không có lá lách (asplenia).

• Trường hợp có tổn thương hệ miễn dịch

Chỉ chấp nhận dùng các loại vaccines đã được bất hoạt, không chấp nhận vaccines sống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét