- Con nít giờ bị suyễn nhiều lắm - 10 em cũng có 1-2 em bị
- Nhưng nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau
- Cũng không quá đáng lo đâu - người ta bị suyễn nhiều lắm
- Có bé nhỏ bị lơn lại hết.
1. Nghi ngờ: có thể thôi
- Ho kéo dài: dễ ho khi vận động nhiều, sau khi khóc, sau khi cười , ho về đêm
- Thở khó, thở khò khè
- Ai cũng biết kéo cơn khò khè, thở rút hõm ức
- Muống biết chắc thì thăm khám, theo dõi, cơn đầu tiên rất khó nên bác sĩ có chẩn đoán nghi ngờ hay theo dõi suyễn
2. Trẻ nào dễ bị suyễn:
- Bị chàm, bị viêm mũi dị ứng
- Nhà có người bị nhất là cha mẹ nhưng có bé nhà chả ai bị cũng bị
- Hay bị bệnh hô hấp - Sanh nhẹ cân
- Tiếp xúc với khói thuốc lá
3. Yếu tố làm lên cơn suyễn: nên ghi nhớ để tránh
- Thức ăn thường là hải sản , thịt bò, các loại hạt
- Khói bụi: khói thuốc là, mùi sơn, xung quanh có người xây nhà
- Vận động quá mức
- Bị bệnh đường hô hấp
4. Khi nào đi bệnh viện: kéo cơn mà không tự cắt cơn được, tím tái, phải ngồi thở
5. Chăm sóc điều trị tại nhà:
- Tư vấn bác sĩ chuyên hô hấp nhi hay bác sĩ nhi cách phòng ngừa theo dõi
- Nên biết sử dụng thuốc cắt cơn tại nhà nếu bé đã từng lên cơn nặng
- Phòng ngừa rất quan trọng, có khi phải dùng thuốc và xịt hàng ngày; tránh cái yếu tố gây lên cơn; chích ngừa đủ nhất là phế cầu và cúm
DÙNG THUỐC XỊT PHẢI DÙNG ĐÚNG, TÙY LỨA TUỔI, THAO TÁC ĐÚNG CHỨ KHÔNG THÌ XỊT CŨNG NHƯ KHÔNG.
Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét