ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VIÊM TAI GIỮA Ứ DỊCH Ở TRẺ EM
Năm 2003, PGS.TS, bác sĩ nguyễn thị hoài an thực hiện nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em lứa tuổi nhà trẻ. Nghiên cứu từng được đăng trong Tạp chí Y học thực hành số 5. Hiện nay, bác sĩ nguyễn thị hoài an làm việc tại chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện an việt. Hôm nay, ban biên tập bệnh viện An Việt chia sẻ thông tin đặc điểm dịch tễ học viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ.
Viêm tai giữa ứ dịch là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nó là nguyên nhân hàng đầu gây giảm sức nghe ở trẻ. Nếu không được điều trị, bệnh có thể sẽ dẫn đến các bệnh lý gây điếc không hồi phục ở giai đoạn sau. Xơ nhĩ, xẹp nhĩ, thậm chí là cholesteatoma từ đó có thể gây ra các biến chứng chết người. Nguyên nhân và bệnh sinh của viêm tai giữa ứ dịch là đa yếu tố bao gồm nhiễm trùng (thường do vi khuẩn), rối loạn chức năng vòi tai, dị ứng, giảm khả năng miễn dịch và tất cả các yếu tố về xã hội, môi trường.
2 tuổi- Trẻ bị bệnh viêm tai giữa ứ dịch nhiều nhất
Nghiên cứu này của bác sỹ nguyễn thị hoài an nhằm mục đích tìm hiểu về tỷ lệ mắc bệnh và các đặc điểm dịch tễ học của bệnh. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc viêm tai giữa ứ dịch có xu hướng càng cao khi tuổi càng nhỏ. Lứa tuổi bị bệnh nhiều nhất là 2 tuổi. Khi khám cắt ngang 2 lần và đo nhĩ lượng 2 lần cho 773 trẻ, trong đó trẻ 1 tuổi là 28 cháu, trẻ 2 tuổi là 311 cháu, trẻ 3 tuổi là 267 cháu, trẻ 4 tuổi là 83 cháu, trẻ 5 tuổi là 84 cháu.
Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở lứa tuổi 2 tuổi: 12,21% (38/ 311 ca), sau đó tỷ lệ này giảm dần. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác nhau. Theo Bluestone, tỷ lệ mắc viêm tai giữa ứ dịch thay đổi theo tuổi và mùa trong năm. Lứa tuổi bị bệnh cao nhất là 2 tuổi. Nhìn chung, tỷ lệ mắc bệnh có liên quan tỷ lệ nghịch với tuổi của trẻ.
Theo nghiên cứu của Midgle và cộng sự trên 1400 trẻ từ 8 tháng đến 5 tuổi ở Anh, thấy rằng trong khi trẻ 8 tháng bị mắc bệnh viêm tai giữa ứ dịch là 16,4% khi trẻ 5 tuổi chỉ bị 3,1%. Một nghiên cứu ở Mỹ trên 86 trẻ từ 2- 5 tuổi cũng thấy tương tự: trẻ từ 24- 30 tháng bị mắc bệnh là 12% trong khi trẻ từ 54- 60 tháng chỉ bị mắc bệnh là 12% trong khi trẻ từ 54- 60 tháng chỉ bị mắc bệnh 4%.
Tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái
Nghiên cứu sự phân bố viêm tai giữa ứ dịch theo giới, cho thấy tỷ lệ mắc viêm tai giữa ứ dịch cao hơn ở trẻ nam so với trẻ nữ. Một nghiên cứu ở Boston thấy rằng bé trai hay bị viêm tai giữa cấp hoặc viêm tai giữa ứ dịch hơn so với trẻ gái. Những bé trai ở Finnish rõ ràng hay bị nhiễm trùng ở tai giữa hơn các bé gái. Nghiên cứu của Đỗ Thành Chung có cùng nhận xét trên: nam 56,1%, nữ 43,9%.
Tần suất bị cả 2 tai ở lứa tuổi nhà trẻ
Ở lứa tuổi nhà trẻ, đa số bị cả 2 tai 75,6% còn ở trẻ lớn thì hay bị bệnh ở 1 tai. Nếu tính chung tất cả các lớp tuổi thì số trẻ bị bệnh 2 tai gặp nhiều hơn số trẻ bị bệnh 1 tai (53,75% với 46,25%). Kết quả các nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác: Một nghiên cứu trên 3.413 trẻ từ 5-7 tuổi ở Italy, tác giả cũng nhận thấy rằng ở trẻ bé tỷ lệ bị hai bên cao hơn hẳn trẻ lớn. Nhận xét này cũng được nhiều tác giả khác nhau nêu ra: Narcy (1983), Nguyễn Thành Chung (1999). Trong nghiên cứu của Nguyễn Thành Chung thấy 52/58 ca bị cả hai bên.
Tần suất bị tai phải, tai trái
Một nghiên cứu khác ở viện Tai Mũi Họng Trung Ương thấy: 50,81% bị bệnh bên tai trái; 49,19% bị bệnh bên tai phải. Nhiều tác giả khác có cùng nhận xét như trên: Bourguigat (1996), Narcy (1983), Bluestone (1995)…
Qua nghiên cứu này chúng ta thấy tỷ lệ mắc viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo tại một số trường thuộc Hà Nội là 10,34%. Bệnh thường gặp nhất ở lứa tuổi nhà trẻ (<3 tuổi); 12,09%); Trẻ nam bị bệnh nhiều hơn ở trẻ nữ. Thường bị bệnh ở cả 2 tai. Nếu bị bệnh ở một bên thì tai trái hay bị bệnh hơn tai phải.
Khi bệnh viêm tai giữa xảy ra, khu vực tai giữa của trẻ bị viêm, sưng, đau và xuất hiện các triệu chứng liên quan. Tai giữa là bộ phận khuất sâu bên trong của tai, nằm ở sau màng nhĩ – nếu nhìn từ vành tai vào trong ống tai. Do đó, viêm tai giữa không thể nào nhìn được trực tiếp, trừ khi bệnh đã quá điển hình.
Có thể nhận ra viêm tai giữa với các dấu hiệu đi trước: trẻ con nhà bạn bị sốt viêm họng, viêm amidan, viêm mũi trước đó vài ngày cho đến một tuần sau đó bệnh nặng thêm hoặc đã khỏi nhưng có dấu hiệu tái phát. Trẻ sốt cao trở lại, trẻ lớn thì mệt mỏi, chán ăn, trẻ nhỏ thì hay quấy khóc, bỏ bú, ngủ không yên. Phụ huynh cần lưu ý chăm sóc, theo dõi những dấu hiệu bất thường ở trẻ để đưa trẻ đi khám kịp thời.
Hiện nay, bệnh viện an việt đang thăm khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân tai mũi họng. Để không mất thời gian và giảm thiểu các thủ tục hành chính, bệnh nhân hãy gọi tới số điện thoại hỗ trợ bệnh nhân của bệnh viện An Việt: 0462628628 để được đặt lịch hẹn khám với bác sĩ nguyễn thị hoài an và được đội ngũ Hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện An Việt tiếp đón và chăm sóc tận tình.
—————————————
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
BỆNH VIỆN AN VIỆT
Địa chỉ: 1E, Trường Chinh, Thanh xuân, Hà Nội
Hỗ trợ online: 0462628628
Hotline: 0968085599
Website: benhvienanviet.com
Địa chỉ: 1E, Trường Chinh, Thanh xuân, Hà Nội
Hỗ trợ online: 0462628628
Hotline: 0968085599
Website: benhvienanviet.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét