Giáo sư Trần Ngọc Ân là một trong những sinh viên xuất sắc tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội (1960) được giữ lại trường làm giảng viên Bộ môn Nội và được phân công về điều trị cho các bệnh nhân Bệnh viện Bạch Mai dưới sự dẫn dắt của giáo sư nội khoa “gạo cội” Đặng Văn Chung.
Giáo sư Trần Ngọc Ân
Sau gần 10 năm, giảng dạy, nghiên cứu và khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, Giáo sư Trần Ngọc Ân nhận thấy do đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, người dân nước ta mắc các bệnh về cơ xương khớp rất cao. Chính vì vậy, ông đã đi sâu nghiên cứu chuyên ngành thấp khớp.
Khi Giáo sư Trần Ngọc Ân muốn đi sâu vào chuyên ngành thấp khớp, thầy Đặng Văn Chung có nói rằng: “Thấp khớp là chuyên ngành mới, tài liệu sách vở còn ít, tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, tôi không dạy được anh đâu. Anh phải cố gắng”. Dù là chuyên ngành mới, nhưng trước yêu cầu thực tế của người bệnh, giáo sư Ân vẫn muốn “dấn thân” tìm tòi và đi sâu vào chuyên ngành cơ xương khớp.
Có một câu nói nổi tiếng rằng: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Nếu như vì ngành cơ xương khớp lúc bấy giờ còn non trẻ, chưa ai có nhiều kinh nghiệm mà bàn lùi thì chúng ta đã không có một vị Giáo sư cơ xương khớp đầu ngành Viêt Nam như ngày hôm nay. Ở giáo sư Ân, ta thấy bản lĩnh của một con người ham học hỏi, dám đi con đường chưa ai đi. Điều ấy thật đáng khâm phục và ngưỡng mộ.
Vào năm 1969 khi bệnh gút mới xuất hiện ở nước ta và ai cũng nghĩ rằng gút thường mắc ở các nước phát triển, do tăng acid uric trong máu khiến bệnh nhân đau đớn, khó vận động. Lúc ấy chỉ cần 10 viên colchicine 1mg là khỏi nhưng Quốc doanh Dược phẩm Việt Nam khi ấy không có loại thuốc này. Với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, Trần Ngọc Ân đã nhiều lần đạp xe sang Trường Đại học Nông nghiệp để thuyết phục các nhà khoa học cấp cho 2 gram colchicine bởi ngành nông nghiệp có nhập hóa chất tinh khiết này để làm hóa chất dùng trong các thí nghiệm gây biến dị cây trồng. Nhưng cũng chính nhờ 2 gram này, đã bào chế được 1.000 viên 1mg giúp cho gần 100 bệnh nhân gút đầu tiên ở nước ta khỏi bệnh.
Năm 1974, Giáo sư Trần Ngọc Ân được cử đi học tại Hungari. Đây là quãng thời gian bác sĩ Ân có cơi hội gặp gỡ đồng nghiệp cùng chuyên ngành, cũng như có thời gian đọc và nghiên cứu nhiều tài liệu về cơ xương khớp và ông thấy rất vui vì trong quá trình khám chữa và ghi chép tỉ mỉ các chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai phù hợp với kiến thức chung, các phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh ở nước ta không khác nhiều với nước ngoài.
Giáo sư Trần Ngọc Ân cũng chính là một trong các Phó tiến sĩ đầu tiên bảo vệ luận án tiến sĩ trong nước với đề tài “Viêm cột sống dính khớp”. Giáo sư Ân là chủ nhiệm khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai. Đến năm 1995, GS.TS Trần Ngọc Ân lúc ấy là Phó chủ nhiệm Bộ môn Nội được Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện E.
Với Giáo sư Trần Ngọc Ân, một người bác sĩ giỏi phải học tập suốt đời, học những điều mà bệnh nhân đòi hỏi người bác sĩ phải giải thích và giải quyết. Vì rằng “không ai tẻ nhạt ở trên đời, mỗi số phận đều chứa điều cao cả”, là một người bác sĩ ngoài sự ham học hỏi, trau dồi thì còn phải tận tâm, tận tình và khiêm tốn.
Phàm là người bác sĩ phải có cái tình, phải có tâm hồn và sự nhạy cảm. Những đêm trực bên người bệnh, trăn trở day dứt với người bệnh và thân nhân của họ để tìm ra cách chữa trị cũng chính là chất nhân văn, là lòng nhân ái và cao thượng của những con người cả cuộc đời gắn bó và cống hiến cho y khoa, khoác trên mình tấm áo blouse trắng.
Y học là ngành khoa học mang ý nghĩa nhân văn cao cả, đòi hỏi người bác sĩ phải có lương tâm và trí tuệ. Gắn bó trọn đời với ngành y, Giáo sư Trần Ngọc Ân luôn hết lòng với người bệnh. Cho dù ở cương vị nào, là thầy giáo hay thầy thuốc thì ông luôn cố gắng hết mình hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì thế, khi nhắc tới Giáo sư Trần Ngọc Ân chúng ta nhớ tới một người thầy đã đào tạo nhiều thế hệ thầy thuốc, nhiều nhà giáo ưu tú, nhớ tới người bác sĩ tiên phong về cơ xương khớp, đã chữa trị cho hàng nghìn bệnh nhân nhiều thế hệ.
Đã đi qua một chặng đường dài với nhiều nỗ lực, đam mê cống hiến thế nhưng ông vẫn không dừng lại với những gì mình đang có, vẫn tiếp tục tìm tòi không ngừng nghiên cứu với mong muốn đưa ngành Cơ xương khớp Việt Nam bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới.
Dù ở cái tuổi xưa nay hiếm, và biết rằng sinh lão bệnh tử là quy luật hữu hạn của đời người, ai rồi cũng về với cát bụi nhưng chừng nào trái tim còn đập, ông còn cống hiến cho cuộc đời, còn gắn bó với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy, sau khi nghỉ hưu, Giáo sư Trần Ngọc Ân vẫn tiếp tục sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, tiếp tục các hoạt động chuyên môn đào tạo sau đại học tại các trường đại học và khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa An Việt. Giáo sư Trần Ngọc Ân cũng là tác giả của cuốn sách Bệnh thấp khớp và tham gia biên soạn Bách khoa thư bệnh học, Bệnh học Nội khoa và Nội khoa cơ sở.
Chúc Giáo sư Trần Ngọc Ân luôn mạnh khỏe để tiếp tục cống hiến tài năng và tâm huyết cho sự nghiệp khoa học, giáo dục y học nước nhà, đưa ngành Cơ xương khớp Việt nam ngày càng phát triển hơn.
GS.TS Trần Ngọc Ân đã từng trải qua nhiều vị trí quan trọng:
- Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam
- Nguyên Giám đốc Bệnh viện E
- Chủ nhiệm khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai (1960-2007)
- Nguyên giảng viên cao cấp Đại học Y Hà Nội – Nhà giáo nhân dân
- Hội viên hội thấp khớp học Châu Á – Thái Bình Dương (1996 đến nay)
=> Hiện nay, Bệnh viện An Việt đã đón tiếp nhận nhiều bệnh nhân đăng ký để được Giáo sư Trần Ngọc Ân thăm khám và điều trị. Vì thế để không mất thời gian và giảm thiểu các thủ tục hành chính, chúng tôi khuyến khích các bệnh nhân gọi tới tổng đài 0462628628 hoặc Hotline: 0968.08.55.99 để được đặt lịch hẹn khám với Thầy Trần Ngọc Ân và được đội ngũ Hỗ trợ bệnh nhân tiếp đón và chăm sóc.
———————————————————
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1e trường chinh hà nội
Hỗ trợ online (miễn phí): 0462628628
Website:benhvienanviet.com
Đặt lịch trực tuyến: http://benhvienanviet.com/lien-he
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét