Với cuộc sống nhộn nhịp, bận rộn hiện nay thì việc thức khuya có lẽ đã trở nên quá quen thuộc với rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, bạn có biết việc thức khuya thường xuyên như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe hay không? Nếu bạn vẫn chưa biết hoặc biết nhưng vẫn thờ ơ với sức khỏe của mình thì hãy xem những tác hại của việc thức khuya này nhé!!!
Những tác hại của việc thức khuya
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và suy giảm miễn dịch
Tác hại nghiêm trọng nhất do thức khuya là mệt mỏi và thiếu năng lượng. Hơn nữa, khả năng miễn dịch của cơ thể bạn cũng bị suy giảm. Vì vậy, bạn sẽ dễ bị cảm lạnh, các bệnh lí nhiễm trùng tiêu hóa hoặc dị ứng…
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Đối với những người đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thức khuya sẽ không chỉ ảnh hưởng đến độ di động cũng như số lượng tinh trùng của nam giới, mà còn ảnh hưởng đến sự tiết nội tiết tố nữ và chất lượng trứng, cùng với chu kỳ kinh nguyệt.
Quầng thâm và bọng mắt
Đêm là thời gian cho cơ thể con người nghỉ ngơi. Nếu không nghỉ ngơi đầy đủ, bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, dẫn đến lưu thông máu quanh mắt kém, gây quầng thâm hoặc vệt máu trong lòng trắng của mắt.
Đau đầu
Sau một đêm ngủ ít, bạn sẽ bị đau đầu vào ngày hôm sau khi đến cơ quan hoặc trường học. Bạn sẽ không thể tập trung được. Hơn nữa, thức khuya kéo dài và mất ngủ cũng sẽ mang lại thiệt hại vô hình cho trí nhớ của chúng ta.
Khô da, đốm đen và mụn trứng cá
Khoảng thời gian từ 23:00-03:00 sáng hôm sau là thời gian da bạn được phục hồi và tái tạo lại, đó cũng là thời gian nghỉ ngơi của túi mật và gan. Nếu hai cơ quan này không được nghỉ ngơi đầy đủ, nó sẽ phản ánh trên da. Vì vậy, một số vấn đề như da bị thô ráp, vàng vọt, đốm đen và mụn sẽ xuất hiện. Tồi tệ hơn nữa, thức khuya kéo dài sẽ từ từ gây ra một số triệu chứng về thần kinh và tâm thần như mất ngủ, hay quên, dễ cáu gắt, lo lắng …
Theo đồng hồ sinh học thì
- Trạng thái ngủ từ 0 đến 1 giờ sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, dung nhan tươi tắn khi tỉnh dậy. Nên ngủ trước đó tầm 1 hoặc 2 tiếng, để vào tầm thời gian nói trên thì đã chìm vào giấc ngủ sâu.
- Từ 1h tới 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch. Thức khuya thì rút ngắn hoặc thậm chí làm cơ thể bỏ qua giai đoạn này, lâu dần sẽ suy sụp thấy rõ.
- Trong các giai đoạn ngủ sâu thì cơ thể tiết nhiều hooc môn để cân bằng và nâng cao sức đề kháng, mà thức khuya thì khiến hoạt động ấy xảy ra chậm và ít hơn.
Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn có rất nhiều, có loại về lâu dài mới phát tác, có loại thì ngay hôm sau đã có thể phát tác rồi, ví dụ như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút. Thức khuya cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nên nhớ rằng ban đêm hệ thần kinh giao cảm của con người sẽ nghỉ ngơi, vì ban ngày nó đã hoạt động rất mạnh để giúp con người làm việc và sinh hoạt. Nhưng những người thức khuya thì thần kinh giao cảm vẫn hoạt động mạnh.
Như vậy, ngày hôm sau chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu… Lâu ngày sẽ dẫn đến bị bệnh suy nhược thần kinh.
Phương pháp cải thiện giấc ngủ
Ngủ muộn hay mất ngủ chứng tỏ nhịp sinh học bình thường của cơ thể đã bị thay đổi. Để giấc ngủ đến được một cách tự nhiên, bạn cần thay đổi lối sống hàng ngày, tránh xa các thức uống chứa cồn và chất kích thích; ăn uống lành mạnh, hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ; vận động thường xuyên; tránh để rơi vào tình trạng căng thẳng thần kinh mất ngủ.
Bên cạnh đó, cần loại bỏ gốc tự do, chăm sóc não để có giấc ngủ sâu. Tinh chất thiên nhiên Anthocyanin, Pterostilbene có trong quả Blueberry (sinh trưởng ở Bắc Mỹ) được chứng minh có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do, đồng thời kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể. Khi gốc tự do được “dọn dẹp”, khả năng máu lưu thông dẫn truyền oxy và dưỡng chất đến não hoạt động trơn tru, chức năng thần kinh được phục hồi và giấc ngủ được cải thiện.
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét